Vì sao đã ứng tuyển vào rất nhiều công ty, tổ chức nhưng đến một email thông báo phỏng vấn cũng không nhận được? Vì sao vào được vòng phỏng vấn nhưng vẫn không thể chót lọt? Thực tế mà nói, có rất nhiều lý do ứng viên vô tình mắc phải trong quá trình tìm việc ngăn cản cơ hội việc làm của chính mình.
Tham gia kênh Telegram của AnonyViet 👉 Link 👈 |
Đôi khi để tâm đến quá nhiều thứ quan trọng, lo chau chuốt lại bản thân đã dành toàn bộ thời gian cùng sự chú ý của bạn cho những điều nhỏ nhặt khác trong quá trình tìm việc. Có thể không ngờ tới nhưng chính những điều này có thể trở thành nguyên nhân “kéo chân” bạn khỏi ngưỡng cửa của buổi phỏng vấn đấy!
1. “Rải CV”
Có thể thấy được “rải CV” đang là phương thức tìm kiếm việc làm phổ biến, đặc biệt là đối với nhóm sinh viên mới ra trường chưa có hoặc ít kinh nghiệm. Cách làm này tuy có nhanh chóng, tiện lợi, nhưng khách quan mà nói lại mang tính bị động và không mang lại hiệu quả cao. Thay vì chỉ ngồi đó lãng phí thời gian đợi cơ hội tới, đợi nhà tuyển dụng tìm đến mình, ứng viên nên chủ động tìm kiếm thông tin tuyển dụng trên Internet hay qua các mối quan hệ, sau đó trực tiếp tới nộp CV xin việc nếu có thể. Dĩ nhiên “rải CV” trên mạng là cách có thể tận dụng, tuy nhiên đừng tìm đến nó đầu tiên.
2. Chưa sẵn sàng nhận điện thoại phỏng vấn
Đính kèm số điện thoại cá nhân trong CV đồng nghĩa với việc bạn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nhận mọi cuộc gọi từ công ty ứng tuyển bất cứ lúc nào. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn bỏ lỡ hoặc bị bất ngờ, lúng túng trước cuộc gọi như thế đúng không nào? Vì vậy, hãy luôn đặt mình trong tâm thế sẵn sàng, chuẩn bị kỹ lưỡng cho những viễn cảnh có thể xảy ra và nghĩ cách ứng biến, hành xử sao cho chuyên nghiệp. Quan trọng hơn cả, tránh trả lời điện thoại ở những nơi ồn ào, gây ảnh hưởng tới chất lượng nghe gọi cũng như tạo ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.
3. Không kiểm tra hộp thư thoại
Trong trường hợp có thông báo cuộc gọi nhỡ từ số lạ, rất có thể đó là nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn đó. Trong trường hợp này, đừng quên mở hộp thư thoại và check xem có tin nhắn nào không nhé! Rất nhiều ứng viên cũng đã mắc phải lỗi này, dẫn đến việc khi phát hiện ra thì thời hạn tuyển dụng cũng đã qua rất lâu rồi.
4. Quên kiểm tra hộp Mail
Tập tành làm một nhân viên chuyên nghiệp từ thói quen kiểm tra email hàng ngày, bạn sẽ thấy được tác dụng của nó đấy. Ví dụ như bạn sẽ không bỏ lỡ bất cứ email thông báo nào từ phía công ty tuyển dụng chẳng hạn. Một lưu ý nữa là ứng viên cũng nên kiểm tra mục Spam xem có email nào vô tình bị đẩy vào không nhé!
5. Chưa tìm hiểu kỹ công ty
Nộp CV vào quá nhiều công ty hoặc chưa kịp tìm hiểu kỹ lưỡng công ty ứng tuyển cũng có thể trở thành “thẻ đỏ” dành cho ứng viên khi đi xin việc. Phải nhớ rằng, công ty tuyển dụng họ mong muốn sự tôn trọng từ ứng viên và thông qua cuộc gọi xác nhận phỏng vấn họ có thể sẽ có một số câu hỏi liên quan tới công ty. Để lấy được điểm thiện cảm này, trước hết hãy chuẩn bị và tìm hiểu kỹ lưỡng bối cảnh và lĩnh vực hoạt động của công ty để thấy được bản thân có thể trở thành ứng viên tiềm năng hay không. Bạn cũng nên tìm hiểu về văn hóa công sở để có thêm kinh nghiệm khi xin việc, tham khảo cụ thể hơn Tại đây.
6. Chưa hiểu rõ bản thân
Thực sự sẽ rất ngạc nhiên và kỳ lạ nếu ứng viên thậm chí đến những câu hỏi về bản thân mình cũng không thể trả lời được. Có thể bởi vì tâm lý căng thẳng trong phỏng vấn, cũng có thể do ứng viên thực sự thiếu những trải nghiệm thực tế, nhưng hãy cố gắng đừng để nhà phỏng vấn nghi ngờ về năng lực và tư duy của bạn bởi. Bạn nên là người hiểu rõ bản thân nhất mới phải!
7. Thiếu tinh tế trong trả lời câu hỏi tình huống
Những câu hỏi tình huống nhằm kiểm tra khả năng tư duy và cách xử lý của ứng viên như có tần suất xuất hiện rất cao, nếu không nói là thường xuyên, trong cách cuộc phỏng vấn. Vì lẽ đó, ứng viên cần thật cẩn thận, suy nghĩ và hành xử khéo léo khi đối phó với dạng câu hỏi này. Hãy đi theo cấu trúc từ trình bày tình huống, đến hành động bạn sẽ thực hiện, và cuối cùng mới là kết quả và bài học rút ra. Cách trả lời này không những logic mà còn rất thuyết phục nữa đó.
8. Chưa biết cách “PR” bản thân
Chắc hẳn ứng viên nào khi đi xin việc cũng muốn thể hiện tốt nhất cho nhà tuyển dụng thấy năng lực và thế mạnh của bản thân. Nhưng, cái nhà phỏng vấn muốn biết nữa là bạn sở hữu đặc điểm gì khiến bạn trở thành ứng viên lý tưởng, tiềm lực gì để có thể đem lại lợi ích cho công ty. Vì vậy, đừng chỉ tập trung giới thiệu bản thân mà hãy liên kết chúng với mặt công ty sẽ thu được lợi ích gì nếu tiếp nhận bạn vào vị trí tuyển dụng.
Joboko.com tin rằng qua những góp ý trên đây bạn đã có thể nhận thức được vấn đề của riêng bản thân mình rồi. Hy vọng rằng bạn có thể khắc phục những lỗi nhỏ nhặt này và nhanh chóng tìm thấy công việc đam mê của mình nhé!
Thông tin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần JobOKO Toàn Cầu
Địa chỉ: Tầng 23 tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline liên hệ: 0962107888
Email hỗ trợ: [email protected]
Website tìm việc làm uy tín, hiệu quả: https://vn.joboko.com
Tạo CV xin việc đẹp, thiết kế độc đáo tại: https://vn.joboko.com/mau-cv-xin-viec-tao-cv