Trong bài tập ở môn học gần nhất mình đã rất loay hoay trong việc chọn một giải pháp phù hợp để mã hoá các thông tin nhạy cảm của người dùng trước khi lưu vào cơ sở dữ liệu với yêu cầu đảm bảo tính an toàn, bảo mật nhưng cũng cần hiệu suất cao cho tới khi mình được Google giới thiệu về BCrypt. Sau quá trình sử dụng và làm việc với BCrypt mình đã thực sự ấn tượng về sự đơn giản, tính bảo mật và hiệu suất mà nó mang lại, nên hôm nay mình rất muốn trao đổi với các cậu một chút về BCrypt.
Tham gia kênh Telegram của AnonyViet 👉 Link 👈 |
Mã hóa BCrypt là gì?
BCrypt là một thuật toán băm mật mã được sử dụng rộng rãi để lưu trữ mật khẩu một cách an toàn. Nó sử dụng thuật toán mã hóa Blowfish, được thiết kế bởi Bruce Schneier vào năm 1993. BCrypt đặc biệt phổ biến trong cộng đồng nhà phát triển web nhờ vào tính bảo mật mạnh mẽ của nó và hiệu suất trong việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của người dùng.
BCrypt là một key derivation function (KDF) được thiết kế để băm mật khẩu. Khác với các thuật toán băm truyền thống như MD5 và SHA-1, BCrypt được thiết kế để chậm và tốn nhiều tài nguyên tính toán. Điều này là một biện pháp bảo mật cố ý để ngăn chặn các cuộc tấn công brute-force và rainbow table.
Các điểm nổi bật của BCrypt:
- Đầu tiên là ở khả năng hiệu chỉnh: BCrypt cho phép dev điều chỉnh hiệu suất tính toán của việc băm mật khẩu bằng cách sửa đổi tham số “factors”. Tham số này xác định số lượng lần lặp mà thuật toán thực hiện, từ đó kiểm soát thời gian và tài nguyên cần thiết cho quá trình băm. Khi phần cứng được nâng cấp chẳng hạn và sức mạnh tính toán tăng lên, các cậu có thể dễ dàng tăng factors gia tăng cấp độ bảo mật.
- Điều thứ hai là khả năng tạo Salt tự động: BCrypt tự động tạo ra một giá trị salt ngẫu nhiên cho mỗi băm mật khẩu. Salt là một giá trị ngẫu nhiên duy nhất cho mỗi mật khẩu, ngăn chặn các kẻ tấn công sử dụng bảng precomputed (rainbow tables) để dễ dàng phá vỡ nhiều mật khẩu cùng một lúc.
- Thứ ba, cái này hay nè, là khả năng chống lại các cuộc tấn công Brute-Force: Hiệu suất tính toán của BCrypt làm cho các cuộc tấn công brute-force trở nên không thực tế. Ngay cả với phần cứng mạnh mẽ, kẻ tấn công cũng cần một lượng thời gian và tài nguyên không tưởng được để phá vỡ một mật khẩu duy nhất.
Mình đã thử thay đổi tất cả mật khẩu người dùng về cùng một ký tự chẳng hạn “a”. Nhưng khi kiểm tra kết quả ở cơ sở dữ liệu thì hơn 100 trường dữ liệu hash không có bất cứ cái nào giống nhau.
- Điểm thú vị mấu chốt là bảo mật Mật mã học: BCrypt sử dụng thuật toán mã hóa Blowfish, một thuật toán mật mã học mạnh mẽ. Điều này đảm bảo rằng các giá trị băm mật khẩu được tạo ra bởi BCrypt chống lại các cuộc tấn công mật mã học.
Các ưu điểm khiến BCRYPT sẽ là kiểu mã hóa phổ biến
- BCrypt cải thiện đáng kể khả năng bảo mật lưu trữ mật khẩu so với các thuật toán băm cũ như MD5 và SHA-1. Bằng cách sử dụng băm tùy chỉnh và salt, BCrypt giảm thiểu các lỗ hổng phổ biến như các cuộc tấn công rainbow table và brute-force.
- BCrypt sẵn có trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình và framework hiện đại thông qua các thư viện và module. Tích hợp BCrypt vào các ứng dụng web là một quá trình đơn giản, không tốn nhiều công sức cho phía lập trình viên .
- Tính linh hoạt của BCrypt cho phép dev điều chỉnh factors để phù hợp với các thay đổi trong phần cứng và sức mạnh tính toán. Điều này đảm bảo rằng quá trình băm mật khẩu vẫn đảm bảo an toàn ngay cả khi công nghệ ngày càng tiên tiến.
- BCrypt tuân thủ các phương pháp tốt nhất trong ngành cho việc lưu trữ mật khẩu an toàn, như được đề xuất bởi các tổ chức như OWASP (Open Web Application Security Project). Sử dụng BCrypt thể hiện sự cam kết với bảo mật và tuân thủ các tiêu chuẩn đã thiết lập.
BCrypt là một thuật toán băm mật mã rất hiệu quả, cung cấp những ưu điểm đáng kể cho nhà phát triển web khi cần lưu trữ mật khẩu một cách an toàn. Tính linh hoạt, khả năng chống lại các cuộc tấn công và dễ tích hợp của nó làm cho nó trở thành sự lựa chọn ưa thích để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của người dùng trong các ứng dụng web. Vậy nên trong các dự án sắp tới, nếu cần bảo mật dữ liệu người dùng các cậu hãy cân nhắc sử dụng BCrypt ngay nhé.
Tú Nguyễn – Group Dev ơi mình đi đâu thế