Có bạn hỏi mình về phương pháp chống sét của hệ thống Server. Thực ra vấn đề này có liên quan một tí đến những nhà quản trị mạng, bạn nên biết một tý cũng tốt. Bài viết này là quan điểm và kiến thức cá nhân của mình mà thôi.
Tham gia kênh Telegram của AnonyViet 👉 Link 👈 |
Cho nên nếu bạn nào đi qua có ý kiến đóng góp hay hơn, hãy để lại comment cho các bạn đọc khác và mình biết với nhé. Bây giờ, chúng ta sẽ nói sơ qua về hệ thống chống sét server và cách xây dựng kèm cấu tạo của nó.
Sơ lược về hệ thống chống sét
Đối với hệ thống chống sét cho các tòa nhà và nhà máy. Khi bắt đầu xây dựng, người ta sẽ đào hồ sâu khoảng 3 đến 4 mét. Tiếp theo là đóng những cọc bằng đồng xuống, liên kết các cọc đồng đó với nhau cũng bằng dây đồng.
Các thiết bị dẫn điện thường được làm bằng kim loại dẫn điện tốt. Bạn có thể thay cọc đồng bằng cọc vàng hoặc bạc. Vàng và bạc dẫn điện tốt hơn và bền hơn đồng rất nhiều nhưng chi phí khá là cao. Nên người ta sẽ dùng kim loại đồng để tiết kiệm chi phí.
Phương pháp giảm điện trở
Điện trở là khả năng cản trở dòng điện của một kim loại nào đó và có thể thay đổi được. Muốn chống sét tốt, bạn nên tìm cách giảm điện trở xuống mức thấp nhất, cho dòng điện dễ chạy qua và nhanh tiếp đất hơn.
Sau khi đóng cọc và nối đất, bạn hãy rải muối và hoá chất xuống. Làm vậy sẽ giảm điện trở xuống mức thấp nhất để dòng điện chạy qua dễ dàng và nhanh hơn. Toàn bộ hệ thống chống sét và tiếp đất của toà nhà sẽ được nối vào dàn cọc đồng này.
Hoàn thành hai việc trên, người ta sẽ đo lại điện trở của hệ thống. Theo tiêu chuẩn, điện trở phải dưới 1 Ôm (Ohm). Nếu trên 1 Ohm thì vẫn chống được sét, nhưng không dẫn hết dòng điện của sét xuống đất được. Phần điện dư sẽ ở lại và làm hại thiết bị của bạn.
Nếu bạn học về điện, bạn sẽ hiểu được tác hại kinh khủng nếu để dòng diện dư chạy trong thiết bị là như thế nào. Nếu là một công ty lớn, bạn sẽ chịu thiệt hại rất khủng khiếp cho tất cả thiết bị đấy. Chi phí bảo trì và sửa chữa không nhỏ đâu, nên bạn hãy chu đáo ở hệ thống chống sét này một tý.
Tại sao có hệ thống chống sét rồi mà vẫn bị cháy thiết bị
Mình để ý nhiều hệ thống chống sét thi công rất ẩu hoặc rất nhiều năm không bảo trì và đo lại điện trở. Vì nếu dùng lâu ngày, hóa chất và kim loại sẽ mất tác dụng khiến điện trở tăng trở lại. Cần kiểm tra định kỳ và bảo trì hệ thống để duy trì điện trở ở mức thấp nhất.
Nhiều bạn IT hỏi mình, tại sao có hệ thống chống sét rồi mà vẫn bị cháy thiết bị. Đó là khi điện trở của hệ thống tăng trên 5 ohm. Tác dụng chống sét sẽ mất hoàn toàn. Khi sét đánh thì dòng điện sẽ đi thẳng vào tất cả thiết bị của bạn và phá hỏng nó.
Cho dù hệ thống chống sét được thi công hoàn hảo thì vẫn có nguy cơ bị sét đánh qua nguồn cấp điện và nguồn dây telecom (internet+phone). Có nghĩa là sét đánh vào dây điện ngoài cột rồi lan truyền qua nguồn cấp điện để vào toàn bộ hệ thống của bạn.
Dây telecom cũng thế. Nên bạn vẫn phải đầu tư thiết bị cắt lọc sét ngay ở đầu nguồn cho nguồn điện và telecom. Thiết bị cắt lọc sét hoạt động dựa trên hệ thống chống sét. Nên nếu hệ thống mất tác dụng thì thiết bị cắt lọc cũng sẽ mất theo.
Dây thứ 3 là gì và có tác dụng gì ?
Ngoài ra hệ thống chống sét có tác dụng “tiếp đất” luôn cho các thiết bị điện. Có nghĩa là hệ thống tiếp đấy (tiếp địa, tiếp mát) sẽ được nối vào hệ hệ thống chống sét này.
Nhiều bạn hiểu lầm là hệ thống điện hoặc thiết bị mà có hệ thống tiếp đất. Dây thứ 3 (dây màu xanh dương) thì sẽ chống được sét, nhưng thực tế thì nó chẳng liên quan gì đến chống sét cả.
Nếu đã để sét truyền đến cái dây thứ ba ấy thì bạn hỏng gần hết thiết bị rồi. Thế nhưng tác dụng “tiếp đất” này lại cực kỳ hữu ích:
- Chống giật điện, chập điện.
- Giảm nhiễu nguồn điện.
- Giảm can nhiễu cho các thiết bị telecom: Các SW/Router bậc cao mà không đấu tiếp đất còn không chịu chạy, rất nhiều ca router config rất chuẩn rồi mà không chạy hoặc chạy ngớ ngẩn, cao thủ đến chỉ đấu sợi dây tiếp đất ra chấn song cửa sổ là chạy phà phà.
Tác dụng thì lớn thế, nhưng lại khá là ít hệ thống có cái chân tiếp đất (chân thứ 3) này. Hoặc có mà thi công không chuẩn thì cũng chẳng được gì.
Có hai cách thi công
- Dùng 3 dây, dây thứ 3 (xanh dương có tác dụng tiếp đất).
- Dùng chính hệ thống vỏ hộp, hệ thống ống đi dây bằng sắt (kẽm) để làm dây thứ 3. Các nhà máy hay thi công kiểu này nhé.
Vậy không chuẩn ở chỗ nào
Hệ thống 3 dây này phải xuyên suốt từ ổ điện về đầu nguồn và đấu vào hệ thống chống sét toà nhà. Trong quá trình chạy 3 dây mà chỉ 1 chỗ nào đó đi 2 dây là thất bại. Ví dụ, một số ổ cắm có 3 chân, nhưng lúc mở ra thì chỉ đấu 2 chân. Một chân còn lại là chân tiếp đất thì lại không đấu đi đâu cả.
Hệ thống dùng vỏ hộp sắt, hệ thống ống sắt đi dây làm dây thứ ba cũng vậy. Chỉ cần có một chỗ nào đó mà thay bằng hộp nhựa hoặc ống nhựa (cho dễ thi cộng, giá thành rẻ hơn) là vứt đi cả hệ thống.
Cho nên khi bạn mướn người ta làm giùm, thì hãy giám sát kĩ phần này. Kẻo họ ăn bớt, thay hộp nhựa là tiêu đời. Hi vọng bài viết này giúp ích được cho bạn.
Like Fanpage hoặc theo dõi website để cập nhạt nhanh các bài viết hay nhé !!
Chúc các bạn thành công
Lmint
Hay quá mà, cảm ơn Admin ạ
làm cách tạo host miễn phí đi ad
https://anonyviet.com/?s=host+free