Google vừa cho ra mắt Bard – một công cụ AI có khả năng tìm kiếm thông tin, tương tác và trả lời câu hỏi của người dùng. Liệu Bard có thể lật đổ được đế chế thống trị của ChatGPT? Cùng Anonyviet khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Tham gia kênh Telegram của AnonyViet 👉 Link 👈 |
Bard là gì?
Bard là một công nghệ chatbot dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi Google, hỗ trợ người dùng tìm kiếm thông tin bằng ngôn ngữ tự nhiên, dưới dạng câu hỏi – câu trả lời, tương tự như cách ChatGPT hoạt động.
Bard ra đời trong bối cảnh doanh thu tìm kiếm của Google sụt giảm do quảng cáo kỹ thuật số đi xuống, các nhà đầu tư lo ngại sự xuất hiện của ChatGPT có thể ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm trực tuyến.
Chính vì thế, Google đã rất thận trọng thử nghiệm Bard, mong muốn thông tin mà Bard trích xuất ra phải đảm bảo độ chính xác, tuân theo các quy định hiện tại, độ an toàn và tính có căn cứ của thông tin theo thời gian thực. Điều này giúp giảm thiểu các rủi ro về danh tiếng cho Google, nhưng đảm bảo 100% hệ thống không mắc lỗi là việc rất khó.
Google cũng sẽ cung cấp công nghệ đằng sau mô hình ngôn ngữ LaMDA cho các lập trình viên, nhà sáng tạo, từ đó có thể xây dựng các ứng dụng được hỗ trợ bởi AI của Google.
Cách đăng ký sử dụng Bard AI
Đầu tiên, bạn vào trang địa chỉ Google Bard, tham gia vào danh sách chờ “waitlist” bằng cách bấm vào “Join Waitlist”, đăng nhập tài khoản Google cá nhân. Sau đó chờ khoảng vài tiếng, hệ thống sẽ gửi mail thông báo là bạn đã có thể trải nghiệm công cụ Bard được rồi.
Hiện Bard chỉ mới ra mắt ở thị trường Anh và Mỹ nên bạn nhớ đổi IP sang 1 trong 2 nước này trước khi đăng ký nha
Lưu ý: Google Workplace hay tài khoản dưới 18 tuổi sẽ không được Bard hỗ trợ.
Khi lần đầu truy cập, điều ấn tượng đầu tiên mà Bard mang lại chính là thiết kế giao diện trực quan, tối giản, làm mình khá liên tưởng đến ChatGPT hay Bing AI, cũng có 1 ô trống nơi bạn điền câu hỏi/ yêu cầu bằng văn bản, sau đó bấm vào nút “Send”, đợi trong giây lát là bạn sẽ có ngay câu trả lời.
Bạn còn có thể đưa ra câu hỏi hay yêu cầu bằng giọng nói của mình, bằng cách bấm vào biểu tượng microphone kế bên ô văn bản
Bard cũng cung cấp ba phiên bản “nháp” (Draft) của bất kỳ câu trả lời nào cho người dùng tham khảo. Ngay dưới câu trả lời, bạn có thể bấm vào nút “Google it” nếu muốn xem kết quả theo cách tìm kiếm thông thường.
Bạn cũng có thể đánh giá câu trả lời của Bard thông qua biểu tượng Like hay Dislike.
Bard có thể hỗ trợ bạn làm gì?
- Tìm kiếm thông tin, dự đoán và phân tích dữ liệu
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Bard được thiết kế như một trợ lý ảo, có thể tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng.
- Tối ưu hóa quảng cáo và hỗ trợ khả năng tiếp cận khách hàng, viết content, văn bản, blog web,…
- Khả năng dịch văn bản bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Ưu điểm vượt trội của Bard so với ChatGPT
Truy xuất thông tin mới nhất
- Bard có khả năng truy cập nhiều nguồn dữ liệu hơn, phản hồi các sự kiện “nóng hổi”, hỗ trợ trả lời các vấn đề gần đây một cách dễ dàng
- ChatGPT chỉ giải quyết được những vấn đề xảy ra trước 2021
Mô hình ngôn ngữ
- Bard sử dụng mô hình ngôn ngữ LaMDA (Language Model for Dialogue Applications) được chính Google nghiên cứu và phát triển. Công cụ này sử dụng dữ liệu trên internet để xuất câu trả lời một cách tự nhiên và ngắn gọn.
- ChatGPT sử dụng mô hình GPT cung cấp thông tin được thiết lập sẵn từ 2021 trở về trước.
Chính vì thế mà thông tin Bard đưa ra luôn mới và thiết thực hơn
Hạn chế của Bard
- Thời gian trả lời của Bard chậm hơn so với ChatGPT
- Nhiều thông tin Bard đưa ra chưa thực sự chuẩn xác.
- Chưa hỗ trợ tiếng Việt, bạn phải dùng tiếng Anh khi sử dụng Bard.
- Không lưu lại lịch sử chat
Bard hay “chú báo con” của Google
Bard từng “báo” Google tới 100 tỷ USD
Trong buổi giới thiệu của Google về Chatbot Bard vào tháng 2 vừa rồi, có 1 sự cố không ngờ đã xảy ra, cụ thể là: trong video quảng cáo, có một người dùng hỏi Bard là “Tôi có thể kể những khám phá mới nào của kính thiên văn James Webb với đứa con 9 tuổi của mình?”.
Trong câu trả lời của Bard có nội dung: “Kính thiên văn James Webb đã chụp những bức ảnh đầu tiên về một hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời”.
Tuy nhiên, NASA đã đính chính rằng hình ảnh đầu tiên cho thấy một hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời được chụp bởi Kính Thiên văn Rất lớn (VLT) của Đài thiên văn Nam Âu gần hai thập kỷ trước.
Chính câu trả lời sai này đã khiến Google “bốc hơi” 100 tỷ USD giá trị thị trường.
Lời Kết
Để chạy đua với OpenAI là điều không dễ, nhất là khi ChatGPT đã có hơn 2 năm nhận phản hồi từ nhiều nhà phát triển, thu thập lượng lớn date để train. Nhưng Google cũng có sẵn lượng người dùng khổng lồ đến từ Gmail, Docs, Sheet, Slide,…để tích hợp trí tuệ nhân tạo vào. Thế nên, vẫn còn là quá sớm biết ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc chiến AI này.
Còn các bạn trải nghiệm Bard như thế nào? Nhớ để lại bình luận ngay phía dưới để cùng nhau thảo luận nhé!
Tôi đánh giá câu blog cập nhật tin tức rất nhanh, thông tin rất hữu ích và chính xác rồi chỉ có điều ở phần điểm yếu nếu bảo thời gian trả lời của Bard chậm hơn so với chatGPT thì xin khẳng định là sai vì nhiều video so sánh trên Youtube hiện giờ đang chứng minh khả năng render câu trả lời của Bard tốt hơn nhiều so với chatGPT khi mà Bard đưa 1 phát ra 3 draft của câu trả lời luôn thay vì render từng ký tự một của chatGPT.
Đã hỏi Bard, có đoạn Bard tôi vẫn đang phải học, hiện tại thấy kém hơn chatGPT, mỗi tội chatGPT free thì k có data mới. 😀