Hiện nay trên thế giới có hàng triệu Website lớn nhỏ khác nhau. Mỗi Website đi kèm với 1 tên miền (domain) là địa chỉ để truy cập. Chắc hẵn bạn từng có suy nghĩ làm sao để biết ai là người sở hữu Website đó. Bạn cần liên hệ với chủ Website để trao đổi công việc hoặc đơn giản là khám phá về quyền sở hữu Website. Với cách thức tra cứu thông tin tên miền bằng Whois bạn sẽ có được tên chủ sở hữu, số điện thoại, địa chỉ nhà…
Tham gia kênh Telegram của AnonyViet 👉 Link 👈 |
Kiểm tra chủ sở hữu Website bằng công cụ Whois
WHOIS là cơ sở dữ liệu chứa tất cả các tên miền đã đăng ký. Khi bạn đăng ký một tên miền, Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (ICANN) yêu cầu nhà đăng ký tên miền gửi thông tin liên hệ cá nhân của bạn đến cơ sở dữ liệu của WHOIS. Khi thông tin của bạn xuất hiện trong dữ liệu, mọi người có thể kiểm tra tên miền của bạn bằng công cụ tìm kiếm WHOIS.
Thông tin tên miền khi bạn kiểm tra bằng sẽ cho ra kết quả:
- Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email của của chủ Domain.
- Ngày hết hạn của Domain
- Quyền sở hữu Domain thuộc cá nhân/tổ chức nào
- Name Server
- Kiểm tra nhà cung cấp dịch vụ đăng ký Domain
- ….
Cách kiểm tra thông tin Domain bằng Whois
Hiện nay hầu hết các Website cung cấp dịch vụ mua bán Domain đều hổ trợ công cụ Domain. Khi bạn mua 1 Domain nào đó, mà Domain đó đã có người mua trước, thì Website sẽ hiển thị thôn tin để tra cứu tên chủ sở hữu của Website đó.
Một cách khác là bạn sử dụng các Website tra cứu Whois trực tuyến như:
- https://www.whois.com/whois/
- http://whois.domaintools.com/
- https://vnnic.vn/whois-information (Tra cứu domain Việt Nam)
Gõ domain của một Website bất kỳ, bạn sẽ có được thông tin như Tên, Email, Số điện thoại, địa chỉ nhà….
Bảo vệ thông tin cá nhân bằng Whois Privacy
Thông tin cá nhân của bạn được cung cấp công khai bởi Whois sẽ làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tin tặc, spam mail và thậm chí là những người khai thác dữ liệu. Để tránh tình trạng đó, Whois Privacy ra đời. Tức là bạn sẽ được bảo mật thông tin đăng ký Domain. Bạn sẽ trả 1 khoản phí nhỏ hàng năm để bảo mật thông tin của bạn, nhà cung cấp sẽ đóng vai trò là proxy trung gian – tức là bất kỳ ai thực hiện tra cứu thông tin tên miền của bạn sẽ ra kết quả là thông tin liên hệ của nhà cung cấp chứ không phải của bạn.
Ví dụ: Mình sẽ tra cứu thông tin của Website Đánh bài đổi thưởng 2019, thì kết quả đều hiển thị là của nhà cung cấp NameCheap. Hoàn toàn không thấy được thông tin cá nhân của người đăng ký. Bạn chỉ có thể xem được ngày đăng ký, ngày hết hạn, NameServer của Domain.
Đối với nhà cung cấp namecheap, tenten… bạn sẽ được miễn phí 1 năm bảo mật thông tin Domain. Đối với các nhà cung cấp khác thì bạn sẽ tốn khoảng 4-10$/năm.
Do đó nếu bạn làm Blog, Website cá nhân, hoặc các dịch vụ mang tính riêng tư thì nên nên sử dụng Whois Privacy để bảo vệ thông tin. Còn nếu bạn là doanh nghiệp, kinh doanh thì không nên dùng vì thông tin càng minh bạch thì khách hàng càng tin tưởng hơn.