Khi đối mặt với hàng triệu đơn vị dữ liệu, việc dịch chuyển dữ liệu sẽ trở nên phức tạp hơn đáng kể so với cơ sở dữ liệu nhỏ. Lúc này, quá trình di chuyển dữ liệu, hay còn được biết đến là Data Migration, sẽ trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết những thông tin về công cụ dịch chuyển dữ liệu này trong bài viết dưới đây.
Tham gia kênh Telegram của AnonyViet 👉 Link 👈 |
Data Migration là gì?
Data Migration được hiểu đơn giản là dữ liệu di cư, là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin. Đây là quá trình dịch chuyển dữ liệu giữa các máy tính, thiết bị lưu trữ hoặc các định dạng khác nhau. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai hệ thống, quá trình nâng cấp hoặc các công việc củng cố hệ thống hiện tại.
Trong quá trình di chuyển dữ liệu, các chương trình phần mềm hoặc các kịch bản được sử dụng để tạo bản đồ hệ thống dữ liệu và thực hiện việc di chuyển một cách tự động. Điều này đảm bảo tính hiệu quả và chính xác trong quá trình chuyển đổi.
Tầm quan trọng của công cụ dịch chuyển Data Migration
Data Migration đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin từ môi trường on-premise sang môi trường đám mây. Công cụ dịch chuyển dữ liệu này giúp các tổ chức nâng cấp, cải tiến, tối ưu hóa các hệ thống, ứng dụng và tận dụng các công nghệ mới như đám mây, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu…
Cho dù doanh nghiệp của bạn đang hướng tới việc sử dụng môi trường đám mây công cộng, đám mây riêng tư, đám mây lai hoặc đa đám mây, việc di chuyển dữ liệu là một bước không thể thiếu. Tuy nhiên, Data Migration cũng đòi hỏi sự kỹ lưỡng, chiến lược và chuyên môn cao để đảm bảo tính toàn vẹn, chính xác và an toàn của dữ liệu trong quá trình chuyển đổi.
Có mấy loại Data Migration
Sau khi hiểu về Data Migration là gì và tầm quan trọng của chúng, hãy tiếp tục tìm hiểu về 6 loại Data Migration mà bạn cần nắm rõ.
Storage migration
Storage migration là quá trình chuyển dữ liệu từ một vị trí lưu trữ sang vị trí khác. Quá trình này thường đi kèm với việc nâng cấp hoặc chuyển đổi giữa các phương tiện lưu trữ khác nhau như HDD, SSD hoặc môi trường đám mây. Loại dịch chuyển dữ liệu này thường xảy ra khi doanh nghiệp cần nâng cấp thiết bị lưu trữ để đạt được hiệu suất và tinh vi cao hơn.
Database Migration
Database hay còn được gọi là cơ sở dữ liệu, là nơi lưu trữ dữ liệu được tổ chức theo cấu trúc. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) giữ vai trò quản lý cơ sở dữ liệu. Do đó, Database Migration là quá trình di chuyển từ DBMS này sang DBMS khác hoặc nâng cấp từ phiên bản DBMS hiện tại lên phiên bản mới nhất của chính nó.
Cloud Migration
Cloud Migration là quá trình chuyển dữ liệu, ứng dụng hoặc các yếu tố kinh doanh từ trung tâm dữ liệu on-premise sang đám mây, hoặc giữa các môi trường đám mây khác nhau. Trong nhiều trường hợp, việc này đòi hỏi di chuyển bộ nhớ để đảm bảo tính liên tục và hiệu suất tối ưu.
Application migration
Application Migration là quá trình chuyển đổi toàn bộ ứng dụng từ một môi trường hoặc nền tảng này sang môi trường hoặc nền tảng khác. Việc này mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm giảm chi phí vận hành, bảo trì, cũng như tạo cơ hội để tối ưu hóa nguồn lực và tiết kiệm ngân sách. Đồng thời, bằng cách tối ưu hóa cấu trúc hệ thống, người dùng có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu vấn đề liên quan đến bảo mật và củng cố sự ổn định đáng tin cậy của ứng dụng.
Data Center Migration
Di chuyển trung tâm dữ liệu (Data Center Migration) liên quan đến việc chuyển cơ sở hạ tầng của trung tâm dữ liệu đến một vị trí mới hoặc di chuyển dữ liệu từ cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu cũ sang cơ sở mới nhưng cùng một vị trí. Trung tâm dữ liệu là nơi lưu trữ cơ sở hạ tầng để duy trì các ứng dụng quan trọng của tổ chức, bao gồm máy chủ, định tuyến mạng, chuyển mạch, máy tính và thiết bị lưu trữ dữ liệu.
Business Process Migration
Di chuyển quy trình kinh doanh (Business Process Migration) đòi hỏi chuyển ứng dụng và dữ liệu liên quan trọn từ một môi trường sang môi trường mới, bao gồm các chỉ số và thông tin như khách hàng, sản phẩm và hoạt động kinh doanh. Quá trình chuyển đổi này thường được thúc đẩy bởi tối ưu hóa và tổ chức lại doanh nghiệp, cũng như trong các tình huống mua bán và sáp nhập (M&A).
Như vậy, Data Migration không chỉ là quá trình đơn giản chuyển đổi dữ liệu từ nơi này sang nơi khác, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp thay đổi và cải tiến môi trường làm việc của mình. Với mục tiêu cuối cùng là tối ưu hóa hiệu suất, Data Migration đóng vai trò quyết định trong việc giảm chi phí vận hành, bảo trì, tạo nền tảng linh hoạt cho sự phát triển và cải tiến liên tục. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm kiến thức về công cụ di chuyển dữ liệu này và các loại dịch chuyển dữ liệu để ứng dụng vào tổ chức của mình.