Chắc bạn đã gặp rất nhiều quảng cáo cho các dịch vụ VPN (mạng riêng ảo) khi truy cập web hoặc xem phim online. Bạn sẽ thấy nhiều dịch vụ quảng cáo dùng VPN để chơi game nhanh hơn. Mặc dù hơi khó chịu, nhưng thể phủ nhận rằng ngày nay, VPN có mặt ở khắp mọi nơi, một phần là nhờ nó tập trung vào cải thiện quyền riêng tư và bảo mật của người dùng.
Tham gia kênh Telegram của AnonyViet 👉 Link 👈 |
VPN luôn hấp dẫn các game thủ với những hứa hẹn về việc bảo vệ quyền riêng tư và cải thiện hiệu suất. Sự thật có đúng như vậy không? Cùng mình tìm hiểu nhé. VPN và Tor đều giúp ẩn danh, nhưng cách hoạt động của VPN hoàn toàn khác.
Phân loại VPN
Ở đây mình không nói thuật ngữ VPN trong Quản trị mạng là VPN site to site và VPN Client to Site. Mà bài này mình nói đến tính chất khi sử dụng VPN.
Về cơ bản, có hai loại VPN mà bạn sẽ gặp phải. Đầu tiên là VPN công ty mà bạn nhận được thông qua công ty của mình. Các VPN này là các đường hầm (tunnel) được mã hóa cho phép bạn kết nối với mạng của công ty để truy cập các tài nguyên riêng tư như tài liệu hoặc backend của trang web. Tức là máy tính nhà mạng sẽ kết nối với mạng LAN của công ty.
Loại thứ hai là VPN dành cho người tiêu dùng, đó là loại bạn thường thấy trên các quảng cáo. Loại VPN này cũng là một đường hầm được mã hóa, nhưng lần này thì khác, nó kết nối an toàn với máy chủ và chuyển hướng ra ngoài Internet. Khi Internet nhìn vào, máy chủ VPN chính là PC của bạn. Do đó, vị trí thực sự của bạn sẽ được bảo vệ.
Các VPN như thế này rất phù hợp nếu bạn muốn xem chương trình trên Netflix chỉ có ở Mỹ trong khi bạn ở Châu Âu. VPN cũng hữu ích nếu bạn đang sử dụng mạng Wi-Fi công cộng tại quán cà phê hoặc sân bay và muốn bảo mật kết nối của mình, ngăn nhà mạng Wi-Fi theo dõi lưu lượng truy cập của bạn.
Tuy nhiên, chơi game lại là một vấn đề khác.
VPN có thể bảo vệ bạn khỏi các cuộc tấn công DDoS không?
Lý do số một mà các game thủ, hoặc những người tư vấn cho game thủ, đề xuất dùng VPN để chơi game và bảo vệ game thủ an toàn. Có một số trò chơi sử dụng công nghệ ngang hàng (peer-to-peer) để giúp kết nối mạng trên các trò chơi nhiều người chơi nhanh hơn. Trong trường hợp đó, đôi khi người khác có thể phát hiện ra địa chỉ IP của đối thủ
Địa chỉ IP giống như địa chỉ nhà, nhưng dành cho máy tính và router trên internet. Nếu bạn biết địa chỉ IP của thiết bị khác, bạn có thể thử kết nối với thiết bị đó. Những kẻ xấu sử dụng thông tin này để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (ddos), làm sập máy tính sử dụng địa chỉ IP đó bằng việc gửi rất nhiều lưu lượng truy cập internet khiến kết nối bị lag. Rất dễ dàng thuê các mạng botnet để thực hiện các cuộc tấn công DDoS, làm cho khả năng bạn bị tấn công DDoS là rất cao (miễn là bạn có địa chỉ IP mục tiêu).
Các vụ tấn công DDoS là trải nghiệm hàng ngày đối với các công ty internet lớn như Amazon và Google cũng như các máy chủ do các công ty game và một số dịch vụ VPN điều hành. Tuy nhiên, đây không phải là thứ mà internet gia đình của bạn có thể dễ dàng chịu được — do đó cần phải có VPN. Nếu bạn trở thành mục tiêu của cuộc tấn công DDoS trong khi kết nối với VPN, bạn vẫn có thể bị ngắt kết nối, nhưng việc kết nối trở lại sẽ không thành vấn đề vì IP thực của bạn không bị ảnh hưởng.
Nhìn quanh internet, bạn có thể dễ dàng thấy rằng rất nhiều người lo sợ về việc bị tấn công DDoS khi chơi game. Kiểm tra diễn đàn của bất kỳ trò chơi online nào, bạn cũng sẽ thấy những lo lắng về DDoS, bao gồm các Game như: CSGO, Overwatch, Call of Duty, Destiny 2 và Liên minh huyền thoại.
Những nỗi sợ đó đều có cơ sở cả, và người chơi hy vọng các nhà sản xuất game sẽ làm mọi cách để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS, như Bungie đã làm cho Destiny 2 vào đầu năm 2020. Tuy nhiên, đối với hầu hết các trò chơi, nỗi sợ hãi lớn hơn là ai đó sẽ tấn công máy chủ của công ty và cố gắng đánh bật trò chơi ngoại tuyến theo cách đó, như vụ của World of Warcraft vào cuối năm 2019. Nếu máy chủ Game bị tấn công, thì VPN sẽ hoàn toàn không thể làm gì để khiến game trở nên bình thường, vì máy chủ là của game chứ không phải là kết nối Internet của bạn.
Vẫn còn một cách khác để bạn bị tấn công DDoS không phải thông qua chính game mà đến từ mọi thứ xung quanh nó. Ví dụ: nếu ai đó bắt đầu trò chuyện với bạn, họ sẽ có được IP của bạn trên một số nền tảng. Người chơi cũng có thể cố gắng dụ bạn đến một trang web hoặc phòng trò chuyện mà họ đã kiểm soát để tìm địa chỉ IP của bạn. Những kiểu tấn công này không phổ biến. Nhưng nói chung, nếu bạn nhận được một yêu cầu chat không mong muốn trước hoặc ngay sau một trận đấu, thì đừng để bị lừa nhé.
Bạn không thực sự cần VPN để chống lại các cuộc tấn công DDoS khi chơi game ngày nay, nhưng cũng có ngoại lệ. Nếu bạn cho rằng mình đã bị tấn công DDoS trong khi chơi game, hãy kiểm tra xem những người khác có trải nghiệm tương tự hay không và bạn đã làm gì trên máy của mình để dẫn đến cuộc tấn công đó. Đọc các diễn đàn và trang hỗ trợ của nhà phát triển game để xem đây có phải là một sự cố hay không.
VPN có giúp chơi Game nhanh hơn không?
Một lý do khác khiến các game thủ thích VPN là nó mang lại hiệu suất tốt hơn nếu họ sử dụng máy chủ VPN gần vị trí với máy chủ của game. Nhưng điều này hầu như không bao giờ thành công, vì VPN không cung cấp tốc độ băng thông giống như kết nối internet. Điều đó có nghĩa là ping sẽ cao và hiệu suất mạng sẽ kém hơn khi kết nối qua VPN — trừ khi có những trường hợp khác mà VPN có thể cải thiện hiệu suất.
Ví dụ: nếu nhà cung cấp dịch vụ internet của bạn đang điều chỉnh các kết nối chơi game nhưng không điều chỉnh VPN, thì VPN có thể tăng hiệu suất của bạn. Nếu bạn đang kết nối qua mạng Wi-Fi công cộng đã chặn kết nối game nhưng lại cho phép kết nối VPN, bạn có thể sử dụng VPN để vượt qua giới hạn đó và kết nối với máy chủ game.
Một trường hợp sử dụng khác là khi bạn muốn chơi ở một khu vực khác, chẳng hạn như Châu Âu hoặc Châu Á. Nếu đây là game với bạn bè, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng game sẽ không tự động kết nối bạn với bất kể khu vực nào. Đối với những game có khóa vùng, hãy đảm bảo rằng việc nhảy quanh các vùng bằng VPN sẽ không khiến bạn bị đá khỏi game.
Cuối cùng, bỏ qua các bộ lọc IP tại tường lửa của trường đại học hoặc công ty. Cố gắng vượt qua tường lửa của công ty để chơi game là một ý tưởng tồi tệ, khủng khiếp có thể khiến bạn mất việc. Đối với sinh viên, lựa chọn tốt hơn sẽ là nói chuyện với bộ phận CNTT của trường. Đôi khi họ không cố chặn game đâu, họ sợ game ảnh hưởng đến học tập của bạn mà thôi.
Vậy, bạn có nên VPN để chơi game không?
Dịch vụ VPN là công cụ tuyệt vời để ẩn danh và tận dụng Server trung gian để tránh tình trạng bóp băng thông. Nhưng bạn có cần VPN để chơi game không? Câu trả lời là không.
Bạn chắc chắn không cần nó để bảo vệ toàn diện hoặc các vấn đề về hiệu suất cho tất cả các game online, nhưng trong một số trường hợp thì nó lại hữu ích.
Trước khi trả tiền để mua account VPN, hãy thực hiện một số nghiên cứu để xem liệu game của bạn có sử dụng giao thức mạng ngang hàng hay nền tảng chat bạn đang sử dụng và sau đó xem các nhà phát triển đang làm gì để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS. Và liệu bạn có cần VPN để truy cập vào các trang web hoặc server bị nhà mạng chặn không.