Nhiều người vẫn còn xa lạ với chủ đề Linux, mặc dù Linux đã trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp năng lượng cho hầu hết các máy tính, máy chủ và nhiều thiết bị khác trên thế giới. Số lượng người sử dụng Linux đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua, nhưng có một lĩnh vực mà nó vẫn không ngừng cải tiến là các bản phân phối Linux hay còn gọi là Distro.
Tham gia kênh Telegram của AnonyViet 👉 Link 👈 |
Khi viết bài này, thị phần máy tính để bàn Linux chiếm 2,5%, điều này không có gì ngạc nhiên khi thị trường này bị thống trị bởi Windows và macOS. Một trong những lý do khiến máy tính để bàn Linux không phổ biến như vậy là do mọi người không biết nó là gì hoặc ngại chuyển sang Linux vì không có các phần mềm giống bên Windows. Trong bài này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu xem bản phân phối Linux là gì nhé.
Bản phân phối Linux là gì?
Bản phân phối Linux là một hệ điều hành bao gồm các lớp khác nhau xếp chồng lên nhau. Bắt đầu từ lớp dưới cùng, chúng ta có nhân Linux (kernel), các công cụ và thư viện GNU, Phần mềm, Hệ thống Windowing, Trình quản lý cửa sổ. Ở lớp trên cùng, chúng ta có Môi trường máy tính để bàn (Desktop Environment). Nó là một giải pháp thay thế cho các hệ điều hành phổ biến như Windows và macOS.
Để dễ hiểu hơn, bạn chỉ cần nghĩ tới ví dụ là một chiếc bánh kem. Phần đế, là trái tim của một chiếc bánh (kernel), tiếp theo là một loạt các lớp khác với sô cô la được nhồi ở giữa mỗi lớp (thư viện và công cụ). Những điều nhỏ nhưng thiết yếu này tác động đến hiệu suất của bản phân phối và giúp cải thiện trải nghiệm người dùng (hương vị).
Sau đó là phần mềm bổ sung các tính năng cho hệ điều hành, tiếp theo là DE.
Chọn một bản phân phối Linux
Bây giờ bạn đã biết bản phân phối Linux là gì, hãy xem cách để chọn 1 bản phân phối Linux tốt. Tuy nhiên, đây là việc hơi phức tạp và có thể gây nhầm lẫn cho rất nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu Linux. Có rất nhiều bản phân phối Linux ngoài kia, nhưng mình đã liệt kê một số bản phân phối tốt nhất tại đây.
Đối với hầu hết các bản phân phối, bạn không cần phải lo lắng về sự khác nhau giữa các thư viện và công cụ, nhưng có một điều mà bạn nên chú ý khi chọn bản phân phối Linux là Môi trường máy tính để bàn (Desktop Environment). DE về cơ bản bao gồm các phần tử giao diện mà người dùng có thể tương tác. Giống như các bản phân phối Linux, cũng có rất nhiều môi trường máy tính để bàn. Một số DE phổ biến là GNOME, KDE, MATE, Xfce…