Dũ xuất dũ kỳ có nghĩa là càng nói ra càng kỳ lạ, càng đọc càng thấy hay thấy lạ. Cụm từ này xuất phát từ thơ ngâm dũ xuất dũ kỳ trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, đoạn Vân Tiên gặp và cứu giúp Nguyệt Nga, Nguyệt Nga có làm một bài thơ tặng Vân Tiên đặng trả ơn. Bài thơ cụ thể như thế nào thì tác giả không có nói, chỉ cho biết đó là một bài thơ:
Tham gia kênh Telegram của AnonyViet 👉 Link 👈 |
Đã mau mà lại thêm hay
Chẳng phen Tạ nữ cũng tày Từ phi
Thơ ngâm dũ xuất dũ kỳ
Cho hay tài gái kém gì tài trai
Dũ xuất dũ kỳ là gì?
Chữ “dũ” nghĩa là càng, hơn nửa, thêm nửa. Từ điển Thiều Chửu nêu ví dụ: cầu chi dũ cấp, khứ chi dũ viễn 求之愈急去之愈遠 – cầu đấy càng kíp, nó càng lảng xa (tức là cái gì mà mình càng gấp gáp muốn có thì càng khó có được).
Thơ của Nguyệt Nga “dũ xuất dũ kỳ” có nghĩa là càng đọc càng thấy hay, thấy lạ, càng đọc càng ngộ ra nhiều điều mới mẻ, có vẻ giống như những tác phẩm ngụ ý mà mỗi lần đọc chúng ta đều ngộ ra thêm nhiều tầng ý nghĩa và nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau.
Ở trên có nhắc đến Tạ nữ, tức Tạ Đạo Uẩn, con gái Tạ Dịch, đời nhà Tấn. Còn Từ phi, tức là Từ Huệ, người đời nhà Đường. Cả Tạ nữ, Từ phi đều là người thông minh, học rộng, giỏi văn thơ. Trong “Truyện Kiều” có câu “Khen tài nhả ngọc phun châu, Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này”, ả Tạ ở đây chính là Tạ Đạo Uẩn. Còn nàng Ban là Ban Chiêu thời Đông Hán, cũng là người giỏi chữ.