Trên Windows 10, Windows Update là một công cụ thiết yếu giúp bạn tải xuống và cài đặt các bản cập nhật về tính năng để cải thiện hiệu suất tổng thể, tích hợp các tính năng mới và vá các lỗ hổng bảo mật. Tuy nhiên, vì những lí do khác nhau, đôi khi, bạn có thể gặp sự cố với tính năng này, chẳng hạn như bị lỗi trong quá trình tải xuống, khi cài đặt và nhiều vấn đề khác.
Tham gia kênh Telegram của AnonyViet 👉 Link 👈 |
Rất may, nếu bạn gặp phải các lỗi như 0x80070020, 0x80240438, 0xC19001E2, 0x80070424, 0x80242006, 0x8007000E, 0x80D02002, 0x80070070, 0x80096004, 0x80080005, 0x8007000D, hoặc 0x80240034, bạn có thể khắc phục sự cố để sửa lỗi Windows Update khi cài đặt.
Cách sửa lỗi Windows Update cơ bản
Nếu bạn đang thử cập nhật thiết bị của mình và Windows Update không hoạt động, bạn có thể khắc phục nó chỉ với vài bước cơ bản, kể cả Restart PC, kiểm tra kết nối internet và sử dụng tính năng này để tạm dừng cập nhật.
Restart thiết bị
Để Restart thiết bị của bạn, làm theo các bước sau ddaay:
1. Mở Start menu.
2. Nhấn nút Power.
3. Nhấn Restart.
Sau khi khởi động lại, bạn hãy thử cập nhật lại thiết bị của mình từ Windows Update.
Kiểm tra kết nối internet
Hiển nhiên rồi, nếu bạn không kết nối internet, bạn không thể dowload và cài đặt bản cập nhật.
Cách kiểm tra bạn đã kết nối internet chưa:
1. Mở Start.
2. Search CMD và mở nó
3. Nhập: ping google.com và nhấn Enter.
4. Xác nhận kết quả trả về của bạn giống trong hình.
Bạn cũng có thể sử dụng trình duyệt để kiểm tra internet, nhưng CMD là phương pháp hiểu quả nhất để kiểm tra kết nối mạng.
Nếu bạn không thể kết nối internet, thì đó là vấn để của bạn, chứ không phải Windows Update.
Ngừng Updates
Đôi khi, nếu bạn đang gặp sự cố khi tải xuống các bản cập nhật, việc tạm dừng và tiếp tục Windows Update có thể khắc phục chuyện đó. Thật… không hiểu Windows Update nó hoạt động kiểu gì.
1. Mở Settings.
2. Nhấn Update & Security.
3. Nhấn Windows Update.
4. Nhấn tiếp Pause updates for 7 days.
5. Khởi động lại máy.
6. Mở lại Settings > Updates & Security > Windows Update.
7. Nhấn Resume updates.
Sau khi hoàn thành, hãy thử kiểm tra một lần nữa. Nếu chưa được thì qua cách khác thôi.
Dọn dẹp ổ đĩa
Thông thường, việc thiếu dung lượng có thể gây ra lỗi khi cố cập nhật thiết bị của bạn. Nếu bạn cần thêm dung lượng để cài đặt, hãy thử các bước sau:
1. Mở Settings.
2. Nhấn System.
3. Nhấn Storage.
4. Dưới “Local Disk C:”, nhấn Temporary files.
5. Chọn các mục mà bạn muốn xóa.
Ghi chú: Tùy chọn Downloads sẽ xóa các tệp trong thư mục “Downloads”. Nếu bạn có các tệp quan trọng, hãy xóa tùy chọn này hoặc sao lưu các tệp mà bạn muốn giữ.
6. Nhấn nút Remove files.
Nếu vẫn không đủ dung lượng thì hãy tải Advanced System Care để dọn dẹp Windows hoặc tăng dung lượng ổ C.
Sử dụng Troubleshooter
Troubleshooter trên Windows 10 có thể chuẩn đoán và giải quyết các vấn đề phổ biến trong hệ thống.
1. Mở Settings.
2. Nhấn Updates & Security.
3. Nhấn tiếp Troubleshoot.
4. Dưới “Get up and running”, nhấn Windows Update.
5. Nhấn Run the troubleshooter.
6. Khi chạy xong rồi nhấn Close.
Troubleshooter sẽ chuẩn đoán và giải quyết mọi vấn đề mà nó tìm thấy, và sau đó bạn chỉ cần cập nhật lại.
Cách sửa Windows Update thủ công
Cài đặt bản cập nhật gần nhất theo cách thủ công cũng có thể khắc phục sự cố về Windows Update.
Xác định loại hệ thống
Trước khi tải xuống bản cập nhật, bạn phải xác nhận xem bạn đang sử dụng phiên bản Windows 10 32bit hay 64bit.
1. Open Settings.
2. Nhấn System.
3. Nhấn About.
4. Dưới “Device specifications”, chỗ System type sẽ cho bạn biết máy bạn là 32bit hay 64bit.
5. Dưới “Windows specification”, xác định phiên bản hiện tại của Windows.
Bây giờ, bạn có thể tiến hành download bản cập nhật mới nhất rồi.
Cài đặt bản cập nhật thủ công
1. Mở Windows Update History.
2. Chọn phiên bản phù hợp với Windows 10, ví dụ: version 1909.
3. Xác nhận mã số bản cập nhật mới nhất, ví dụ: KB4530684.
4. Mở Microsoft Update Catalog.
5. Tìm mã số KB, ví dụ: KB4530684.
6. Nhấn Download. Ví dụ: nếu bạn đang chảy phiên bản 64bit, thì tải ở chỗ “Windows 10 Version 1903 for x64-based Systems”.
7. Nhấn vào liên kết tải xuống .msu để lưu trên thiết bị của bạn.
Sau khi hoàn thành các bước, bạn có thể tiến hành cài đặt bản cập nhật trên máy tính của mình.
Cài đặt bản cập nhật thủ công
1. Mở Start menu.
2. Search CMD, chuột phải vào và chọn Run as administrator.
3. Nhập vào đoạn lệnh này vào và nhấn Enter:
wusa C:\PATH-TO-UPDATE\NAME-OF-UPDATE.msu /quiet /norestart
Ví dụ gói cài đặt của mình nằm ở thư mục Download:
wusa C:\Users\m__la\Downloads\windows10.0-kb4530684-x64_02ab3d424a993fbefa857f5b92999383f56c6986.msu /quiet /norestart
Mẹo: Nếu bạn lười không muốn nhập tên quá dài, thì chỉ cần nhập Windows10.0-kb rồi Tab nó sẽ tự điền phần còn lại thay cho bạn.
Sau khi hoàn thành, gói cập nhật sẽ cài đặt, nhưng bạn sẽ cần khởi động lại thiết bị để hoàn tất việc áp dụng các thay đổi. Nếu cập nhật ứng dụng thành công, rất có thể Windows Update sẽ bắt đầu hoạt động trở lại.
Sửa chửa tệp hệ thống
Nếu bạn có vấn đề với việc chạy Windows Update, rất có thể các tệp hệ thống đã bị hỏng, bạn có thể sửa chữa bằng công cụ System File Checker (SFC).
1. Mở Start.
2. Search CMD, chuột phải chọn Run as administrator.
3. Nhập lệnh sau để sửa system image và Enter:
dism /Online /Cleanup-image /Restorehealth
4. Còn lệnh này dùng để sửa file cài đặt:
sfc /scannow
Khi bạn hoàn thành các bước này, hãy thử chạy Windows Update một lần nữa, nếu không được thì cũng đừng buồn, bài này còn dài mà.
Cách sửa lỗi Windows Update bỏ qua lịch cập nhật
Nếu bạn nghi ngờ rằng lỗi nằm ở bản cập nhật chứ không phải bản cài đặt, bạn không nên cài đặt bản cập nhật nhỏ lẻ cho đến bản phát hành lớn tiếp theo.
Để bỏ qua bản phát hành cập nhật, bạn phải ẩn nó khỏi thiết bị của mình bằng các bước sau:
1. Mở trang Windows Support.
2. Nhấn Download the “Show or hide updates” troubleshooter package now để tải xuống.
3. Nhấn đúp vào file wsuhowhide.diagcab.
4. Nhấn Next.
5. Nhấn Hide updates.
6. Chọn bản cập nhật gây ra sự cố.
7. Nhấn Next tiếp.
8. Nhấn Close.
Sau khi hoàn thành các bước, bản cập nhật sẽ không còn khả dụng cho thiết bị của bạn. Tuy nhiên, khi có bản cập nhật tiếp theo, nó sẽ tự động tải xuống và cài đặt.
Cách sửa lỗi Windows Update cài đặt phiên bản mới nhất
Nếu bạn đang dùng các phiên bản cũ của Windows 10, bạn có thể thử nâng cấp lên phiên bản mới nhất để khắc phục nhiều sự cố ở phiên bản hiện tại, bao gồm cả Windows Update. Mặc dù có nhiều cách để nâng cấp lên phiên bản mới nhất, nhưng sử dụng Update Assistant là phương pháp dễ dàng nhất.
1. Mở Windows 10 download.
2. Nhấn Update now.
3. Lưu Update Assisant.
4. Đúp chuột vào file Windows10Upgrade để mở phần mềm.
5. Nhấn Update Now.
6. Nhấn Next.
7. Nhấn Restart Now.
Nếu nhân phẩm của bạn đủ tốt thì tới đây đã có thể khắc phục vấn đề rồi. Còn không thì cũng đừng tuyệt vọng. Như mình đã nói, bài viết còn dài mà.
Cài lại Windows 10!!!
Đây là cách cuối cùng, cũng như là cách huyền thoại giúp giải quyết được tất cả các vấn đề trên Windows. Mặc dù hơi đau lòng và mất thời gian một chút.
Tạo usb cài Win
Trước khi cài đặt Windows, bạn cần phải có usb để khởi động thiết bị và cài lại Windows.
1. Mở trang Windows 10 download.
2. Nhấn Download tool now.
3. Lưu file Media Creation Tool.
4. Đúp chuột vào file MediaCreationToolxxxx.exe.
5. Nhấn Accept.
6. Chọn Create install media (USB flash drive, DVD, or ISO file) for another PC.
7. Nhấn Next.
8. Nhấn Next.
9. Chọn USB flash drive.
10. Nhấn Next.
11. Chọn usb của bạn.
12. Nhấn Next.
13. Nhấn Finish.
Cài đặt Windows 10
Cảnh báo nhẹ: Quá trình này sẽ xóa mọi thứ trên máy tính của bạn. Hãy sao lưu cẩn thẩn trước khi tiếp tục nhé.
1. Khởi động vào usb
Nếu máy tính của bạn không thể khởi động vào usb thì hãy thử các phím F1, F2, F3, F10, F12, ESC hoặc Delete để vào boot menu. Đây là danh sách các phím tắt của các hãng.
2. Nhấn Next.
3. Nhấn Install now.
4. Nhấn I don’t have a product key để tiếp tục.
5. Nhấn Next.
6. Chọn phiên bản mà bạn muốn.
7. Nhấn Next.
8. Chọn I accept the license terms.
9. Nhấn Next.
10. Nhấn Custom: Install Windows only (Advanced).
11. Chọn phân vùng cài Windows cũ, thường là ổ 0 và nhấn nút Delete.
Nếu ổ 0 có nhiều phân vùng thì chỉ viết xóa hết các phân vùng đó thôi. Windows sẽ tự động tạo phân vùng trong quá trình cài đặt.
12. Nhấn Yes.
13. Chọn ổ trống (Driver 0 Unallocated Space).
15. Nhấn Next.
Sau khi hoàn thành, bạn chỉ cần thiết lập các bước cuối cùng để hoàn tất việc thiết lập Windows. Còn nếu mà không được nữa thì bỏ nghề đi các ông ạ.